Làm giá kệ sắt tại nhà không phải là công việc khó khăn. Rack Nam Phát tin rằng bạn có thể dễ dàng làm được một chiếc kệ sắt sau khi xem qua bài viết này. Hãy chuẩn bị các thiết bị cần thiết để tiến hàng làm một chiếc kệ cho gia đình nhé!
Vì sao nên tự làm giá kệ sắt?
Nếu bạn tham khảo thị trường kệ sắt trong thời gian gần đây, sẽ có nhiều mẫu mã đa dạng, sức chứa lớn và độ bền khá cao. Tuy nhiên nếu nhu cầu sử dụng của bạn không quá phức tạp. Cũng như bạn muốn tự mình làm một chiếc kệ để hàng cho gia đình thì bạn hoàn toàn có thể tự làm giá kệ sắt.
Ngoài ra, nếu bạn chọn mua giá kệ ở các cửa hàng ngoại tỉnh, giá thành vận chuyển có thể bằng một nửa hoặc bằng giá bán của chiếc kệ. Cộng thêm thời gian chờ đợi giao hàng lâu. Vì vậy việc tự đóng kệ sẽ giúp bạn không cần chịu chi phí giao hàng và tốn kém thời gian chờ giao hàng. Chiếc kệ bạn làm ra cũng vừa ý của bản thân mà không cần thay đổi thêm các chi tiết.
Sắt V lỗ – chất liệu làm giá kệ sắt phổ biến nhất hiện nay
Sắt V lỗ được đánh giá là loại sắt phổ biến trong ngành công nghiệp sản xuất kệ để hàng. Với nhiều ưu điểm như độ bền cao, dễ dàng thay đổi chiều cao tầng kệ theo ý muốn, giá thành rẻ,… nên được nhiều người ưu ái lựa chọn.
Bạn hãy tham khảo quả 3 mẫu kệ sắt V lỗ để có thể đưa ra chọn lựa chính xác nhất cho chiếc kệ của gia đình mình.
Kệ V lỗ sàn tôn
Kệ V lỗ sàn tôn hoặc sàn sắt là mẫu kệ được nhiều người sử dụng. Kệ có ưu điểm lớn nhất là dễ lắp đặt, mẫu mã kệ đẹp và luôn có sẵn trong kho của các đơn vị sản xuất.
Kệ V lỗ sàn tôn có thể đáp ứng tải trọng 80 đến 100kg/tầng. Chiều dài kệ từ 0,5m đến 1,5m. Kệ thích hợp để sử dụng trong gia đình hoặc các kho hàng vừa và nhỏ.
Kệ V lỗ sàn gỗ
Kệ V lỗ sàn gỗ làm từ các thanh V lỗ. Các thanh này sẽ ghép thành bộ khung có nhiều tầng riêng biệt. Sau khi hoàn tất phần khung, người ta sẽ dùng mặt gỗ để làm sàn. Có thể dùng các loại gỗ như gỗ tự nhiên, gỗ sấy, gỗ MDF,…
Kệ V lỗ sàn gỗ có thể đáp ứng tải trọng 100 đến 150kg/tầng. Tuy nhiên nếu mua tại các xưởng chuyên sản xuất kệ, giá thành kệ sàn gỗ sẽ cao hơn sàn tôn do phụ thuộc vào chất liệu gỗ.
Kệ V lỗ sàn sắt
Kệ V lỗ sàn sắt được thiết kế với mặt sàn hở. Vì vậy phù hợp dùng trong các khu công nghiệp nhằm trữ các mặt hàng nguyên khối có kích thước lớn. Đảm bảo sự thông thoáng cho hàng hóa và mặt sàn.
Kệ V lỗ sàn sắt có thể đáp ứng tải trọng mỗi tầng lên đến 200kg. Loại kệ này thường được nhiều gia đình sử dụng để làm kệ trồng rau trong sân vườn, để các loại thùng có kích thước lớn.
Cần chuẩn bị gì khi muốn làm kệ sắt?
- Tùy số kệ muốn làm mà bạn có thể mua số lượng thanh sắt V cho phù hợp. Mỗi kệ sẽ là 4 thanh sắt. Nếu muốn làm số kệ nhiều hơn, bạn có thể nhân lên tương ứng. Chiều dài thanh sắt cũng đa dạng, từ 1m – 1,5m – 2m tùy độ cao kệ. Nên tính trước xem kệ sẽ chứa hàng hóa nặng bao nhiêu để chọn mua loại sắt phù hợp (3x5cm – 4x6cm – 4x4cm – …)
- Mua các mâm tôn, gỗ hoặc sắt tuy theo nhu cầu.
- Mua bát sắc. Mỗi mâm tầng tương ứng với 4 bát. Có thể mua dư thêm vài cái để có thể sử dụng khi gặp hư hỏng.
- Mua ốc cố định. Mỗi mâm tầng tương ứng với 16 con. Nên mua ốc 8mm vì đây là loại ốc phổ biến trên thị trường. Lỗ V thường sẽ lắp được ốc có kích cỡ dưới 10mm.
- Mua thêm 4 chân bọc cho mỗi 1 chiếc kệ. Tùy theo nhu cầu của người dùng mà có thể mua hoặc không. Chân kệ sẽ giúp kệ đứng vững hơn, không bị trơn trượt hoặc gây trầy sàn.
- Khóa 13 nếu dùng ốc 8mm.
- Thước kéo dùng để đo khoảng cách khi lắp đặt.
Cách làm giá kệ sắt tại nhà
- Bạn cần lưu ý dùng thước kéo để đo khoảng cách muốn lắp mâm tầng đầu tiên và đánh dấu vị trí này lên cả 4 thanh sắt. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa trường hợp phải tháo ra lắp lại mâm tầng vì bị lệch, làm mâm sắt bị nghiêng.
- Sau khi xác định chính xác vị trí 4 lỗ, bạn hãy để 2 thanh sắt V dưới mặt đất. Lưu ý có để sẵn ốc ở phía dưới. Sau đó để mâm sắt lên lỗ đã có ốc và bắt ốc vào.
- Tiến hành để ke ráp vào mặt nhỏ của thanh sắt V lỗ. Phần ốc cố định cần để đầu hướng ra phía bên ngoài. Hạn chế để ngược lại vì đầu ốc thừa ra ngoài có thể gây ra các nguy hiểm không đáng có.
- Tiếp tục ráp như trên sẽ hoàn thành được mâm tầng đầu tiên.
- Với những mâm tầng tiếp theo, bạn vẫn cần đo đạc chính xác để hạn chế sai sót. Nên đo từ chân kệ lên vì nếu mâm tầng trước đó bị sai cũng không ảnh hưởng đến mâm tầng đang lắp.
Xem ngay: Khám phá kệ sắt lót ván – mẫu kệ được săn đón nhất hiện nay
Nếu bạn đã nắm được cách làm giá kệ sắt tại nhà và muốn mua các thanh sắt V lỗ cũng như mâm tầng để tự thực hiện, hãy liên hệ ngay cho Rack Nam Phát để được tư vấn và hỗ trợ thêm nhé!